Chủ Nhật, 6 tháng 8, 2017

Giun đũa và bệnh viêm mũi dị ứng

Richard Feynman, 1 nhà vật lý lỗi lạc người Mĩ gốc Do thái. Bố mẹ ong di cư từ Nga và Balan sang Mĩ.
Mẹ làm nội trợ, bố bán hàng rong. Ông tham gia nhóm làm bomb ng tử cho chính phủ Mĩ, được giải Nobel Vật lí 1965. Một ng rất tài hoa. Đọc các bài giảng Vật lí của ông như đọc thơ. Ai thích triét học và KHTN nên đọc. Ông am hiểu nhiều môn từ âm nhạc, hội hoạ, sinh học đến yoga.
Cái TiVi màu bạn xem hàng ngày được làm trên các nghiên cứu của ông về mắt người đấy.
Giun đũa liên quan gì?
Cô TK của ông bị viêm mũi dị ứng. Vào mùa hoa cô suốt ngày sụt sịt, mặt sưng húp, nước mắt, nước mũi đầm đìa. Không thể làm gì được. Chữa tỉ cách không khỏi.
Feynaman thương cô, bỏ công nghiên cứu bệnh này.
Ông phát hiện ra trước 1945 bệnh này rất hiếm. Sau 1945 thì số người bị bệnh tăng dần, chủ yếu là ng giàu, ở thành phố và các nước phát triển. Người nghèo, vùng nông thôn, nước nghèo ko bị bệnh này.
Ông loay hoay tìm lí do và phát hiện vùng nào tỷ lệ người mắc giun đũa cao thì có tỷ lệ người mắc bệnh viêm mũi dị ứng thấp và ngược lại.
Sao ô tìm thấy liên hệ này thì trời biết. Thế mới tài. Tỉ người bị táo, kể cả gạch rơi vào đầu mà chỉ có Newton nghĩ ra định luật hấp dẫn. Bạn đừng dại dột thả mít vào đầu chồng mình, chẳng ra định luật nào đâu. Cũng như mấy ông cởi truồng chạy rông ngoài phố hét EUREKA mà không ra định luật Archimedes.
Ông giả thiết rằng giun đũa trong ng sẽ tạo ra một sự cân bằng nào đó và giúp thân chủ ko bị dị ứng.
Suy cho cùng giun đũa vô hại. Bình thường nó nằm trong dạ dày và ruột, xơi thức ăn của ng. Nghèo thì thành vấn đề, giàu như Mĩ, toàn người thừa cân thì ko sao, tốt là khác.
Giun đũa chỉ nguy hiểm khi thân chủ đói, giun đói theo, bò lung tung tìm thức ăn, làm thân chủ nôn nao và có thể chui vào ống mật gây nguy hiểm.
Nếu thân chủ lúc nào cũng ăn đủ no thì ok.
Vấn đề còn lại là tính toán lượng giun phù hợp.
Giun đũa rất đặc biệt. Trứng giun theo đường thức ăn vào bụng ng nở ra giun. Giun đẻ trứng trong bụng ng nhưng trứng này ko thể nở trong bụng. Nó phải ra ngoài rồi quay lại bụng ng theo đường ăn uống thì mới nở thành giun được.
Giun trong ng tự chết đi, không có trứng giun bổ xung thì ng tự hết giun. Nếu bạn ăn uống sạch sẽ thì kể cả có mắc giun thì cũng tự hết và việc tẩy giun là vô nghĩa.
Điều này giúp cho việc kiểm soát số giun trong cơ thể dễ dàng, cùng với X ray.
Feynman lập tức tính ra số giun cần thiết cho cô TK và kiếm ngay mớ trứng giun đũa cho cô uống. Dặn thường xuyên ăn no và hàng tuần soi X ray. Khi hết giun lại làm lọ trứng nữa, như uống thực phẩm chức năng.
Quả nhiên cô TK khỏi hoàn toàn bệnh viêm mũi dị ứng. Có hiệu ứng phụ tuyệt vời là cô giảm cân từ 95 kí xuống 65. Cô lập tức tăng số trứng giun lên để ăn uống thoải mái mà không tăng cân.
Giun thần chứ không phải đùa.
Feynman vốn không phải bác sĩ nên chữa được cho cô TK rồi thôi. Ông tặng cô TK bản quyền liệu pháp này, nhưng cô TK đi lấy chồng nên cũng không hoàn thiện đề tài để đăng ký với DEA
Phí của.
Note
Nhiều sv khi ở VN thì ko bị viêm mũi dị ứng. Chỉ khi sang châu Âu học, sau khi tẩy hết giun thì mới bị viêm mũi dị ứng.

Nguyễn Văn Bảo